So sánh tháp oxy hóa và giàn phun nước

SO SÁNH THÁP OXY HÓA VÀ GIÀN PHUN NƯỚC

Chúng tôi thực hiện nhiều công trình xử lý nước cấp. Có nhà máy mạ kẽm đã đặt tháp oxy hóa. Và yêu cầu chúng tôi là so sánh tháp oxy hóa và giàn phun nước cái nào hiệu quả hơn?

Hình ảnh tháp oxy hóa inox

Hình ảnh tháp oxy hóa inox

1.Nguyên lý hoạt động tháp oxy hóa và giàn phun nước:

Về nguyên lý thì chúng có sự khác nhau. Nhưng về bản chất của quá trình xử lý là giống nhau. Ở đây là cả giàn phun mưa và tháp oxy hóa hay thap oxy hoa đều có một mục đích chung. Đó là làm tăng khả năng tiếp xúc giữa không khí giàu oxy và nước cần xử lý. Nhưng nguyên lý lại khác nhé, tại sao ư?

1.1 Nguyên lý hoạt động giàn phun:

Đối với giàn phun mưa, nó sẽ đơn giản chỉ là các ống trơn được đục lỗ và dưới áp lực của bơm. Nước sẽ được đẩy qua các lỗ đó, được chia cắt thành các hạt nhỏ hơn. Sau đó rơi theo trọng lực xuống dưới. Trong quá trình rơi nó sẽ tiếp xúc với không khí và các chất trong nước sẽ bị oxy hóa. Nhưng vấn đề đặt ra, tia nước khá to và không khí xung quanh giàn phun nếu không có gió thì hầu như không chuyển động được. Vì vậy mà không khí sẽ ít oxy hơn.

1.2 Nguyên lý hoạt động tháp oxy hóa:

Đối với tháp oxy hóa, quá trình có phức tạp hơn một chút. Khi nước được bơm vào tháp dưới áp lực của bơm. Dòng nước khi đó sẽ có áp suất thủy động cao và tất nhiên theo định luật bảo toàn áp suất. Tổng áp suất thủy động và áp suất thủy tĩnh xét cho dòng chảy và đi trong 1 tiết diện là không đổi. Nghĩa là sao, khi nước đi trong thân tháp, coi thân tháp oxy hóa là 1 ống dẫn. Thì tại 1 tiết diện ngang của tháp, áp suất thủy tĩnh của nước bị giảm do áp suất thủy động của nước tăng.

Do đó mặc nhiên là áp suất thủy tĩnh của không khí ở trong thân tháp cũng sẽ nhỏ hơn so với áp suất không khí ở bên ngoài thân tháp. Do sự chênh lệch áp suất này là không khí giàu oxy ở bên ngoài tháp sẽ được hút vào bên trong và hòa vào dòng nước đi từ đỉnh tháp xuống. Nghĩa là ở đây có sự cưỡng bức không khí giàu oxy đi từ ngoài qua các cửa hút khí và đi vào trong. Dòng khí này luôn luôn được duy trì do đó mà trong thân tháp không khí luôn giàu oxy.

2.So sánh tháp oxy hóa và giàn phun nước đối với vấn đề hiệu quả:

Thực tế đã trả lời cho chúng ta câu hỏi trên rồi. Có thể tôi không viết bài này. Thì các bạn cũng có thể hiểu được là giữa tháp oxy hóa và giàn phun nước theo phương pháp cổ điển. Cái nào sẽ có hiệu quả hơn trong vấn đề oxy hóa nước để xử lý nước cấp hoặc xử lý nước sinh hoạt. Nhưng tôi muốn nói rõ hơn để các bạn, nếu ai chưa hiểu thì chúng ta có thể đánh giá và hiểu hơn về sự hơn kém này.

Qua hai phân tích trên thì có thể thấy một cái là trộn theo đối lưu tự nhiên. Một cái là trộn theo kiểu cưỡng bức. Tất nhiên là cưỡng bức sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, xét về mặt năng lượng sử dụng. Thì tháp oxy hóa sẽ tiêu tốn năng lượng sử dụng thấp hơn. Bạn hình dung khi bạn sử dụng giàn phun, nước đang đi từ ống có đường kính lớn phải cục bộ đổi dòng. Sau đó đi qua các lỗ thoát có đường kính nhỏ hơn gấp nhiều lần. Chính những lỗ này đã gây ra một trở lực cục bộ rất lớn cho dòng. Làm tăng áp suất cần thiết bơm lên giàn ống. Và đồng nghĩa làm tăng công suất của bơm.  Điều đó sẽ ngược lại khi ta sử dụng tháp oxy hóa.

Qua đây các bạn có thể tự so sánh cái nào hiệu quả hơn.

Bài Viết Liên Quan