Ngoại Quan:
Dạng tấm, mảnh có hình dạng không xác định, có màu trắng hoặc màu vàng đục
Dạng tấm, mảnh có hình dạng không xác định, có màu trắng hoặc màu vàng đục
Công Thức:
Al2(SO4)3. 14H2O
Hàm Lượng Al2O3: 14,5%
Ứng dụng của phèn nhôm trong xử lý nước:
Phèn nhôm và những chất keo tụ
– Ở những khu dân cư tập trung trong các đô thị, thành phố, nước sinh hoạt được cung cấp từ các nhà máy cấp nước khu vực mà giá cả của nó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá cả và số lượng tiêu dùng của hóa chất keo tụ và những hóa chất khác. Việc lựa chọn loại hóa chất nào rẻ, liều lượng sử dụng ít, cho chất lượng nước sạch là mục tiêu thường xuyên của các nhà máy cấp nước.
– Từ trước tới nay, ở nước ta chất keo tụ được sử dụng để lắng trong nước sinh hoạt là nhôm sunfat – Al2(S04)3 – (thường gọi là phèn đơn) hoặc nhôm kali – K2SO4, nhôm amon sunfat – AlK(S04)2 (thường gọi chung là phèn kép) ,hoặc dung dịch phèn nước (thông thường là dung dịch (phèn nhôm sắt). Nhằm phòng chống một số bệnh tật, bệnh dịch người ta còn sử dụng một số hóa chất khác như Clorin (clo lỏng, nước javen, bột tẩy) có tác dụng diệt khuẩn; vôi để hiệu chỉnh độ pH; natri silicofluorua chống bệnh sâu răng; polyacrylat để hoàn thiện quá trình lắng trong nước…
– Từ trước tới nay, ở nước ta chất keo tụ được sử dụng để lắng trong nước sinh hoạt là nhôm sunfat – Al2(S04)3 – (thường gọi là phèn đơn) hoặc nhôm kali – K2SO4, nhôm amon sunfat – AlK(S04)2 (thường gọi chung là phèn kép) ,hoặc dung dịch phèn nước (thông thường là dung dịch (phèn nhôm sắt). Nhằm phòng chống một số bệnh tật, bệnh dịch người ta còn sử dụng một số hóa chất khác như Clorin (clo lỏng, nước javen, bột tẩy) có tác dụng diệt khuẩn; vôi để hiệu chỉnh độ pH; natri silicofluorua chống bệnh sâu răng; polyacrylat để hoàn thiện quá trình lắng trong nước…
Nhu cầu nước sinh hoạt sẽ tăng vọt lên trong những năm tới đòi hỏi phải tăng cường sản xuất và cung cấp những hóa chất xử lý nước cũng như ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất các hóa chất có hiệu quả xử lý nước tốt hơn các loại phèn đơn, phèn kép truyền thống đã sử dụng hàng trăm năm nay.
– Trước tiên là nhôm sunfat sản xuất từ axit sunfuric và một vật liệu chứa nhôm như đất sét, cao lanh, quặng bôxit, nhôm hydroxit.
– Công thức chung của nhôm sunfat là Al2(SO4)3.nH2O, thường gặp Al2(SO4)3.18H2 chứa 15% Al2O3. Tùy theo điều kiện sản xuất, có thể thu được nhiều loại tinh thể nhôm sunfat hydrat hóa khác nhau trong đó giá trị của n có thể là 18,,16, 27,…
Việt Nam mới có Tiêu chuẩn của đơn vị sản xuất, thường quy định chung là Al2O3 > 10,3% mặc dù chất lượng phèn kép nhôm amôn luôn cao hơn 11,1% Al2O3.
– Ở miền Bắc nước ta, sản xuất phèn đơn thường đi từ cao lanh; còn ở rniền Nam, lại sử dụng nguyên liệu nhôm hydroxit. Chất lượng các loại phèn nhôm sản xuất trong nước tương đương với chất lượng các sản phẩm cùng chủng loại của nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, người ta bắt đã quan tâm đến những chất keo tụ mới nhiều hơn vì bản thân nhôm sulphate bộc lộ một số nhược điểm:
– Làm giảm độ pH của nước sau xử lý, bắt buộc phải dùng vôi để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
– Khi cho quá liều lượng cần thiết xảy ra hiệu tượng keo tụ bị phá huỷ làm cho nước đục trở lại. Như vậy, khi độ đục, độ màu nước nguồn cao, nhôm sulphate kém tác dụng.
– Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ, trợ lắng như PAM (Polimer Anion, Polimer Cation…)
– Hàm lượng nhôm tồn dư trong nước sau xử lý cao hơn so với khi dùng chất keo tụ khác và có thể cao hơn mức quy định vệ sinh (0,2mg/l)
– Ở miền Bắc nước ta, sản xuất phèn đơn thường đi từ cao lanh; còn ở rniền Nam, lại sử dụng nguyên liệu nhôm hydroxit. Chất lượng các loại phèn nhôm sản xuất trong nước tương đương với chất lượng các sản phẩm cùng chủng loại của nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, người ta bắt đã quan tâm đến những chất keo tụ mới nhiều hơn vì bản thân nhôm sulphate bộc lộ một số nhược điểm:
– Làm giảm độ pH của nước sau xử lý, bắt buộc phải dùng vôi để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
– Khi cho quá liều lượng cần thiết xảy ra hiệu tượng keo tụ bị phá huỷ làm cho nước đục trở lại. Như vậy, khi độ đục, độ màu nước nguồn cao, nhôm sulphate kém tác dụng.
– Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ, trợ lắng như PAM (Polimer Anion, Polimer Cation…)
– Hàm lượng nhôm tồn dư trong nước sau xử lý cao hơn so với khi dùng chất keo tụ khác và có thể cao hơn mức quy định vệ sinh (0,2mg/l)
Ưu điểm Hóa chất xử lý nước thải Phèn Nhôm
- Về mặt năng lực keo tụ ion nhôm (và cả sắt(III), nhờ điện tích 3+, có nănglực keo tụ thuộc loại cao nhất (quy tắc Shulz-Hardy) trong số các loại muối ít độc hại mà loài người biết.
- Muối nhôm ít độc, sẵn có trên thị trường và khá rẻ.
- Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm là công nghệ tương đối đơn giản, dễ kiểmsoát, phổ biến rộng rãi.
Nhược điểm Hóa chất xử lý nước thải Phèn Nhôm
- Làm giảm đáng kể độ pH, phải dùng NaOH để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
- Khi quá liều lượng cần thiết thì hiện tượng keo tụ bị phá huỷ làm nước đục trở lại.
- Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ và trợ lắng.
- Hàm lượng Al dư trong nước > so với khi dùng chất keo tụ khác và có thể lớn hơn tiêu chuẩn với (0,2mg/lit).
- Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và ko tan cùng các kim loại nặng thường hạn chế.
- Ngoài ra, có thể làm tăng lượng SO42- trong nước thải sau xử lí là loại có độc tính đối với vi sinh vật.