Ngoại Quan:
PAC ở dạng bột màu vàng chanh đối với hàng PAC của trung quốc, Còn có màu trắng đục đối với hàng của Hóa chất việt trì
Poly Aluminium Chloride (PAC) là chất trợ lắng, keo tụ trong xử lý cấp nước, nước thải, nước nuôi trồng thủy hải sản (đặc biệt nuôi tôm, cá), dùng trong ngành dệt nhuộm, ngành giấy.
Hóa chất PAC đang tạo ra một bước đột phá mới trong công nghệ xử lí nước hiện nay.Với chất lượng ngày càng được nâng cao để phù hợp với mục đích sử dụng của các công ty, các doanh nghiệp và cùng với một mức giá hợp lí, hứa hẹn sẽ là hóa chất chiếm thị phần cao trong lĩnh vực xử lí nước trong những năm tiếp theo. Sau đây là đôi nét về loại hóa chất này.
Sản xuất:
Đối với PAC dùng trong xử lí nước sinh hoạt hàng ngày ( nước uống ) được sản xuất theo phương pháp sấy phun, sản phẩm có độ tinh khiết cao ( chứa ít tạp chất ), dạng bột mịn. Quy trình cơ bản : Al(OH)3 + CaAlO2 + HCl = dung dịch PAC –> Máy nén, ép –> Tháp sấy phun –> Sản phẩm dạng bột –> Đóng gói. Đánh giá: Chất lượng sản phẩm cao, nhưng giá thành cao.
Đối với PAC dùng trong xử lí nước thải công nghiệp ( như dệt nhuộm, cao su, giấy…) được sản xuất theo phương pháp cán, sản phẩm chứa nhiều tạp chất hơn, dạng bột hay hạt nhỏ. Quy trình cơ bản : Al(OH)3 + CaAlO2 + HCl = dung dịch PAC –> để lắng tự nhiên –> máy cán –> sản phẩm dạng bột hay hạt nhỏ –> đóng gói . Đánh giá : Với mục đích sử dụng để xử lí nước thải công nghiệp, thì sản phẩm trên hoàn toàn phù hợp và có giá thành rẻ.
Các sản phẩm được thị trường trong nước ưa thích và hay sử dụng có xuất xứ từ: Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam ( dạng lỏng và dạng bột).
Tên Thương Mại: PAC, Hàm lượng: 30%
Công thức hóa học:
[Al2(OH)nCl6-nXH2O]m – Thành phần hóa học cơ bản là Poly Aluminium Chloride, có thêm chất khử trùng gốc Chlorin.
Cách sử dụng PAC trong xử lý nước:
– Pha chế thành dung dịch 5 – 10% và châm vào nước nguồn cần xử lý.
– Liều lượng dùng xử lý nước mềm: 1 – 10 g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước thô.
– Liều lượng dùng xử lý nước thải (nhà máy giấy, dệt nhuộm, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, lò mổ gia súc, nước thải sinh hoạt…): 20 – 200 g/m3 tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.
Ưu điểm khi sử dụng PAC để keo tụ – trợ lắng:
PAC có nhiều ưu điểm hơn so với việc sử dụng phèn nhôm sulfate và các loại phèn vô cơ khác để xử lí nước như sau:
– Hiệu quả keo tụ và lắng trong gấp 4-5 lần. Tan tốt và nhanh trong nước.
– PAC ít làm thay đổi độ pH của nước nên sẽ hạn chế việc sử dụng các hóa chất khác (như kiềm) để xử lý và do đó hạn chế ăn mòn thiết bị và giúp giảm chi phí.
– PAC không làm đục nước khi dùng thừa hoặc thiếu.
– Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan cùng các kim loại nặng tốt hơn.
– Không làm phát sinh hàm lượng SO42– trong nước thải sau xử lý là loại có độc tính đối với vi sinh vật.
– Liều lượng sử dụng thấp, bông keo to dễ lắng.
– Để tăng cường tính hiệu quả khi xử lí nước, thường sử dụng hóa chất đi kèm với PAC là PAM (Poly Acryl Amide )
Trong việc thử nghiệm chất PAC – Trung Quốc vào xử lý nước sông Hồng, nước sông Nhuệ, các chuyên gia Viện Hóa học – TKHTN&CNQG đã kết luận (tài liệu Hội thảo chuyên đề trang 214-215):
– PAC có rất nhiều ưu điểm so với phèn nhôm trong quá trình keo tụ: ít tác động pH, liều lượng thấp, ít gây ăn mòn thiết bị, đặc biệt đối với nước có độ đục và độ kiềm cao;
– Các tạp chất khác ở trong nước như chất hữu cơ, ion photphat, sunfat có ảnh hưởng lớn lên quá trình keo tụ của PAC, làm thay đổi cơ chế keo tụ;
– Không tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa liều lượng PAC với độ đục ban đầu của nước, vì vậy trước khi sử dụng cần tiến hành thí nghiệm trước.