Những dịp như Noel và Tết thường là những lúc các hộ gia đình thải ra khối lượng đồ dùng gia dụng bằng chất dẻo (plastic) nhiều nhất trong năm. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học của Trường đại học Warwick, Anh, chỉ có 12% đồ vật plastic được đưa tới các cơ sở tái chế này là được tái chế thực sự. Do các nguyên nhân như các nhãn dán gắn keo, hoặc các dạng plastic khác nhau được kết hợp trong một sản phẩm, nên phần còn lại thường được vứt ra bãi rác hoặc được đốt làm nhiên liệu. Vì vậy, những nhà nghiên cứu của trường đại học này giờ đây đã phát minh ra một hệ thống có thể tái chế được 100% các đồ vật plastic gia dụng.
Hệ thống của các nhà nghiên cứu Warwick dựa trên một bộ phận sử dụng nhiệt phân bên trong một lò phản ứng khoang hóa lỏng. Nhiệt phân là sử dụng nhiệt không có ôxy để phân hủy vật liệu, trong đó các lò phản ứng khoang hóa lỏng cho một chất khí hoặc một chất lỏng đi qua vật liệu dạng hạt cứng ở tốc độ rất cao, khiến cho nó hoạt động như một chất lỏng.
Các nhà nghiên cứu đã cho một loạt rất nhiều đồ dùng plastic hỗn hợp vào trong lò phản ứng, những vật này sau đó sẽ được phân hủy nhỏ xuống thành các thành phần hữu dụng có thể được hồi cố (trong một số trường hợp) thông qua quá trình trưng cất. Những thành phần này gồm sáp, có thể được sử dụng như một loại dầu bôi trơn; các đơn phân nguyên gốc ví dụ như styerene, có thể được sử dụng để tạo ra các polystyrene mới; axit terephthalic, có thể được tái sử dụng ở các sản phẩm plastic PET (máy chụp cắt lớp bức xạ positron), methylmetacrylate, có thể được sử dụng để sản xuất ra các dải acrylic, và cácbon có thể được sử dụng làm cácbon đen ở lốp xe và các chất nhuộm sơn. Phần còn lại ở cuối chu trình xử lý có thể được bán với vai trò là cácbon hoạt tính. Nhóm nghiên cứu cho biết, một nhà máy quy mô lớn thông thường sẽ có công suất trung bình 10.000 tấn chất thải plastic/năm.
Nguồn Nasati/Gizmag