Hướng dẫn lập tổ thu gom rác, vệ sinh môi trường

HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP TỔ THU GOM RÁC THẢI, TỔ TỰ QUẢN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Thành lập Tổ thu gom rác thải

Để thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn theo mô hình tổ thu gom rác thải, mỗi xã, thị trấn cần xây dựng phương án quản lý rác thải trên địa bàn theo hướng dẫn tại phụ lục 1.

UBND xã, thị trấn có quyết định thành lập tổ thu gom, quản lý và tổ chức thực hiện. Số lượng nhân viên tổ thu gom rác thải tùy thuộc vào quy mô địa bàn thu gom và khối lượng chất thải rắn phát sinh.

Các nhân viên của tổ thu gom được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được trang bị phương tiện bảo hộ lao động và có trách nhiệm thực hiện thu gom rác thải theo phương án quản lý rác thải của xã được phê duyệt.

UBND xã, thị trấn ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của tổ thu gom theo mẫu tại phụ lục 2 và hằng năm phải xây dựng Kế hoạch hoạt động của tổ thu gom theo mẫu tại phụ lục 3 kèm theo.

Phương thức thành lập, hoạt động của tổ thu gom rác thải như sau:

TT Công việc Nội dung, giải pháp triển khai

1 Cơ quan thành lập UBND xã, thị trấn có Quyết định thành lập, trên cơ sở phương án quản lý rác thải do UBND xã xây dựng và được UBND huyện phê duyệt.

2 Lực lượng lao động Tuyển dụng lao động tại địa phương (18 tuổi trở lên). Mỗi tổ thu gom có tối thiểu 03 lao động, trong đó bầu chọn 01 Tổ trưởng.

3 Cán bộ quản lý của UBND xã, thị trấn UBND xã, thị trấn cử cán bộ theo dõi hoạt động của Tổ và đề xuất các biện pháp thích hợp để hoạt động của Tổ ngày càng phát huy (phù hợp nhất là cán bộ địa chính – môi trường của xã).

4 Trang bị phương tiện kéo rác, CCDC, BHLĐ Phương tiện kéo rác: Xe đẩy rác.

Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng).

5 Nguồn thu bảo đảm hoạt động của Tổ Từ nguồn thu phí vệ sinh các hộ dân và cơ quan đóng trên địa bàn xã, thị trấn

6 Mức thu phí vệ sinh Mức thu theo Quyết định của UBND tỉnh ban hành.

(quy định hiện hành theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 05/4/2013 của UBND tỉnh)

7 Bộ phận thu phí Sử dụng ngay lực lượng lao động của Tổ là hiệu quả nhất hoặc có thể phối hợp với Hội, đoàn thể của địa phương.

8 Lựa chọn điểm trung chuyển, tập kết rác Điểm trung chuyển: Theo quy hoạch các điểm trung chuyển được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 154/QĐ-UBND ngày 12/01/2011;

Điểm tập kết rác: UBND xã, thị trấn lựa chọn và thống nhất với đơn vị thực hiện dịch vụ vận chuyển.

9 Phương tiện lưu giữ rác tại điểm tập kết – Thùng lưu giữ rác thải (phổ biến là loại 120lít/thùng, 240lít/thùng).

– Xây dựng hộc chứa rác thải.

10 Tần suất thu gom rác về điểm tập kết – Vùng nông thôn có mật độ dân cư đông: Tối thiểu 3 lần/tuần; – Vùng dân cư thưa thớt, điểm tập kết xa: Tối thiểu 2 lần/tuần.

11 Tần suất vận chuyển về khu xử lý 02-03 lần/tuần.

12 Kinh phí vận chuyển rác thải – Từ nguồn thu phí vệ sinh (trong những năm đầu ngân sách huyện hỗ trợ các xã, thị trấn phần kinh phí thiếu hụt do nguồn thu từ phí vệ sinh trong những năm đầu còn thấp, chủ yếu bù đắp cho hoạt động của Tổ thu gom).

– Đơn giá vận chuyển rác thải theo Quyết định của UBND tỉnh ban hành. (quy định hiện hành theo Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 của UBND tỉnh)

13 Công tác tuyền truyền vận động UBND xã, thị trấn phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: Thảo luận; xây dựng nội dung cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường; phát các tờ rơi, pano tuyên truyền; tuyên truyền tại các hoạt động của thôn, xóm như: các cuộc họp, các cuộc thi (thi tìm hiểu về môi trường, thi văn nghệ…) và bằng các quy định về văn hóa….

Để thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn theo mô hình tổ thu gom rác thải, mỗi xã, thị trấn cần xây dựng phương án quản lý rác thải trên địa bàn theo hướng dẫn tại phụ lục 1.

UBND xã, thị trấn có quyết định thành lập tổ thu gom, quản lý và tổ chức thực hiện. Số lượng nhân viên tổ thu gom rác thải tùy thuộc vào quy mô địa bàn thu gom và khối lượng chất thải rắn phát sinh.

Các nhân viên của tổ thu gom được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được trang bị phương tiện bảo hộ lao động và có trách nhiệm thực hiện thu gom rác thải theo phương án quản lý rác thải của xã được phê duyệt.

UBND xã, thị trấn ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của tổ thu gom theo mẫu tại phụ lục 2 và hằng năm phải xây dựng Kế hoạch hoạt động của tổ thu gom theo mẫu tại phụ lục 3 kèm theo.

Phương thức thành lập, hoạt động của tổ thu gom rác thải như sau:

TT Công việc Nội dung, giải pháp triển khai

1 Cơ quan thành lập UBND xã, thị trấn có Quyết định thành lập, trên cơ sở phương án quản lý rác thải do UBND xã xây dựng và được UBND huyện phê duyệt.

2 Lực lượng lao động Tuyển dụng lao động tại địa phương (18 tuổi trở lên). Mỗi tổ thu gom có tối thiểu 03 lao động, trong đó bầu chọn 01 Tổ trưởng.

3 Cán bộ quản lý của UBND xã, thị trấn UBND xã, thị trấn cử cán bộ theo dõi hoạt động của Tổ và đề xuất các biện pháp thích hợp để hoạt động của Tổ ngày càng phát huy (phù hợp nhất là cán bộ địa chính – môi trường của xã).

4 Trang bị phương tiện kéo rác, CCDC, BHLĐ Phương tiện kéo rác: Xe đẩy rác.

Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng).

5 Nguồn thu bảo đảm hoạt động của Tổ Từ nguồn thu phí vệ sinh các hộ dân và cơ quan đóng trên địa bàn xã, thị trấn

6 Mức thu phí vệ sinh Mức thu theo Quyết định của UBND tỉnh ban hành.

(quy định hiện hành theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 05/4/2013 của UBND tỉnh)

7 Bộ phận thu phí Sử dụng ngay lực lượng lao động của Tổ là hiệu quả nhất hoặc có thể phối hợp với Hội, đoàn thể của địa phương.

8 Lựa chọn điểm trung chuyển, tập kết rác Điểm trung chuyển: Theo quy hoạch các điểm trung chuyển được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 154/QĐ-UBND ngày 12/01/2011;

Điểm tập kết rác: UBND xã, thị trấn lựa chọn và thống nhất với đơn vị thực hiện dịch vụ vận chuyển.

9 Phương tiện lưu giữ rác tại điểm tập kết – Thùng lưu giữ rác thải (phổ biến là loại 120lít/thùng, 240lít/thùng).

– Xây dựng hộc chứa rác thải.

10 Tần suất thu gom rác về điểm tập kết – Vùng nông thôn có mật độ dân cư đông: Tối thiểu 3 lần/tuần; – Vùng dân cư thưa thớt, điểm tập kết xa: Tối thiểu 2 lần/tuần.

11 Tần suất vận chuyển về khu xử lý 02-03 lần/tuần.

12 Kinh phí vận chuyển rác thải – Từ nguồn thu phí vệ sinh (trong những năm đầu ngân sách huyện hỗ trợ các xã, thị trấn phần kinh phí thiếu hụt do nguồn thu từ phí vệ sinh trong những năm đầu còn thấp, chủ yếu bù đắp cho hoạt động của Tổ thu gom).

– Đơn giá vận chuyển rác thải theo Quyết định của UBND tỉnh ban hành. (quy định hiện hành theo Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 của UBND tỉnh)

13 Công tác tuyền truyền vận động UBND xã, thị trấn phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: Thảo luận; xây dựng nội dung cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường; phát các tờ rơi, pano tuyên truyền; tuyên truyền tại các hoạt động của thôn, xóm như: các cuộc họp, các cuộc thi (thi tìm hiểu về môi trường, thi văn nghệ…) và bằng các quy định về văn hóa….

hình ảnh tổ thu gom rác

hình ảnh tổ thu gom rác

Thành lập Tổ tự quản vệ sinh môi trường

Để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ở các địa phương vùng nông thôn xa xôi, giao thông cách trở, mỗi thôn (hoặc xóm, tổ) thành lập các Tổ tự quản vệ sinh môi trường. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc (Tổ trưởng phù hợp nhất là Thôn trưởng, hoặc Công an viên của thôn, hoặc Tổ trưởng Tổ đoàn kết…). Nhiệm vụ của Tổ tự quản như sau:

– Phát động phong trào nhân dân trong tổ thực hiện công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cống rãnh thoát nước, mỗi tháng ít nhất 2 lần.

– Hướng dẫn các hộ dân tự phân loại rác tại nguồn, trong đó:

+ Tận dụng rác hữu cơ dễ phân hủy để làm phân bón tại nhà bằng hố rác di động. Hố rác di động là hố nhỏ được đào để hằng ngày người dân đổ phần rác hữu cơ dễ phân hủy xuống, dùng nắp đậy che kín mặt hố, sau một thời gian rác sẽ oai mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất rất tốt.

+ Tận dụng lại hoặc bán phế liệu những loại có thể tái chế, tái sử dụng như: kim loại, giấy, cao su, nhựa,…

+ Lượng rác còn lại không tận dụng được, hướng dẫn nhân dân không được vứt ra nơi công cộng mà phải tự đào các hố tạm để chôn lấp tại vị trí phù hợp, vào mùa nắng có thể xử lý bằng phương pháp đốt (vị trí đốt phải cách xa nơi ở và lưu ý an toàn cháy nổ).

Tổ tự quản phát động phòng trào giữ gìn vệ sinh chung

Tổ tự quản phát động phòng trào giữ gìn vệ sinh chung

Bài Viết Liên Quan