Mô hình quản lý rác ở nông thôn

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI NÔNG THÔN

Mô hình Tổ thu gom rác thải

hình ảnh mô hình tổ thu gom rác

hình ảnh mô hình tổ thu gom rác

Mô hình này phù hợp với điều kiện vùng nông thôn vì tổ thu gom triển khai thu gom được trong các kiệt hẻm, những nơi mà xe chuyên dụng không đến được.

Hoạt động mô hình có sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý rác thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả và duy trì được hoạt động, chính quyền địa phương (UBND xã, thị trấn) phải quản lý tốt tổ thu gom (về kinh phí và tổ chức hoạt động).

Mô hình Tổ tự quản vệ sinh môi trường

Đối với các địa phương vùng nông thôn xa xôi, giao thông cách trở không thể xây dựng điểm tập kết rác để xe cuốn ép rác chuyên dùng của các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường tiếp cận vận chuyển rác, mà cộng đồng dân cư phải tự thu gom, xử lý tại chỗ.

Để quản lý công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại các địa phương này, mỗi thôn (hoặc xóm, tổ) thành lập các Tổ tự quản vệ sinh môi trường. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc.

Tuy nhiên, việc để hộ dân tự xử lý rác thải nông thôn trong trường hợp này cũng chỉ là tạm thời, việc ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, hướng đến năm 2020 đạt được 90% khối lượng rác thải vùng nông thôn được thu gom xử lý, thì hình thức nhân dân tự xử lý chỉ dùng trong các trường hợp bất khả kháng (vùng đảo, vùng núi xa xôi), còn lại hầu hết phải được thu gom, vận chuyển xử lý theo đúng quy trình.

Bài Viết Liên Quan