Từ trước tới nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các phương án xử lý lượng phân do gia súc thải ra để làm phân bón. Nhưng cho tới nay, việc thu gom và xử lý số nguyên liệu trên còn nhiều vấn đề cần bàn trong đó quy trình công nghệ, mặt bằng cần thiết, ô nhiễm môi trường… là những vấn đề các trang trại chăn nuôi luôn quan tâm.
Một số đề xuất và giải pháp cho việc xử lý, tái chế tập trung nguồn chất thải từ phân gà, lợn, trâu bò, thức ăn thừa, bùn xử lý nước thải, phân hầm cầu bể phốt và hữu cơ từ rác thải đô thị sau tách lọc nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo ra nguồn nguyên liệu hữu cơ.
Hiện trạng môi trường nông nghiêp và chất thải hữu cơ
Hiện tại, tình trạng chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường xảy ra khá phổ biến trên khắp mọi nơi trong tỉnh, nguyên nhân chính là khâu xử lý chất thải không được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đúng yêu cầu. Đặc biệt ở các vùng nông thôn khi mà ý thức bảo vệ môi trường còn chưa được nâng cao, chất thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra ruộng lúa, kênh, rạch, ao, hồ, sông, suối.
Làm ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường đất, nước, không khí. Các khu vực chăn nuôi tập trung nằm trong lòng hoặc gần khu dân cư gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, nhất là các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa.
Tại các nhà máy xử lý rác, tình trạng rác hữu cơ sau tách lọc (khoảng 20-25%) khoảng 150 tân/ngày không đốt được phải đưa đi chôn lấp; chưa có biện pháp xử lý phù hợp.
Nguồn hữu cơ từ phân hầm cầu, bể phốt ở các đô thị và khu công nghiệp trong nước cũng không được xử lý triệt để, làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Những thách thức phải đối mặt
Tiềm ẩn ô nhiễm môi trường và phải đáp ứng những quy định ngày một cao hơn trong quá trình hội nhập quốc tế.
Yêu cầu phát triển bền vững, thương hiệu và các chứng nhận.
Lãng phí tài nguyên và tiền thuê xử lý (đặcbiệt là hậu quả lâu dài).
Ảnh hưởng đến sức khỏen gười dân .
Gây ra bứcxúc trong cộng đồng.
Những cơ hội có thể khai thác
Sản xuất phân hữu cơ compost chất lượng cao hay nguyên liệu hữu cơ cao cấp hơn từ nhiều nguồn chất thải như phân gà, lợn, trâu bò, thức ăn thừa, bùn xử lý nước thải, phân hầm cầu bể phốt và hữu cơ từ rác thải đô thị sau tách lọc.
Thu hồi chất dinh dưỡng từ các nguồn trên để giảm thiểu tải trọng ô nhiễm trong xử lý nước thải và nâng cao chất lượng phân compost hay nguyên liệu hữu cơ.
Sử dụng phân compost hay nguyên liệu hữu cơ cho trồng trọt hoặc nuôi giun và cho nhà máy sảnxuất phân bón hay các vùng chuyên canh trong và ngoài.
Giải pháp công nghệ tổng thể
Từ trước tới nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các phương án xử lý lượng phân do gia súc thải ra để làm phân bón. Nhưng cho tới nay, việc thu gom và xử lý số nguyên liệu trên còn nhiều vấn đề cần bàn trong đó quy trình công nghệ, mặt bằng cần thiết, ô nhiễm môi trường… là những vấn đề các trang trại chăn nuôi luôn quan tâm.
Hiện nay một số trang trại nuôi lợn quy mô lớn đã thiết lập quy trình với trang thiết bị phù hợp để xử lý triệt để lượng phân thải ra hàng ngày, một số trang trại khác thì áp dụng biện pháp ép lọc để giảm lượng nước rồi sau đó đóng bao bán ra ngoài cho nông dân.
Ở những trang trại nhỏ hơn hoặc các hộ gia đình chăn nuôi quy mô từ 50 tới 100 con thì áp dụng kỹ thuật làm biogas để giải quyết lượng phân hàng ngày. Đối với các trang trại nuôi gà và cút thì dường như chưa có trang trại nào có đầy đủ trang thiết bị và quy trình xử lý lượng phân thải ra mà hầu hết chọn phương án thu gom bán ra ngoài cho các cơ sở sản xuất phân bón hoặc bán trực tiếp cho nông dân.
Theo yêu cầu đặt ra nêu trên, chúng tôi đề xuất xây dựng cho các trại chăn nuôi tập trung 1 hệ thống quản lý phân tươi lỏng và chất thải rắn dựa trên các công nghệ thu hồi dinh dưỡng và năng lượng cho phép giải quyết được 5 thách thức phải đối mặt và khai thác 3 cơ hội để vượt qua thách thức, nhằm nâng cao chất lượng môi trường và hiệu quả kinh doanh của nhà đầu tư.
Sau khi tách lọc, phần chất thải rắn trong chăn nuôi được chở về khu xử lý tập trung; tại đây cùng với các nguồn nguyên liệu hữu cơ được phát thải khác sẽ được xử lý để sản xuất phân hữu cơ compost chất lượng cao hay nguyên liệu hữu cơ cao cấp hơn .
Riêng phần lỏng của phân tươi sẽ được xử lý tại chỗ thành phân bón lỏng hoặc xử lý để đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Đối với chất thải chăn nuôi nhỏ lẻ tại ở các điểm dân cư nông thôn không tập trung, chúng ta có thể thực hiện dịch vụ thu hồi dinh dưỡng bằng cách tách pha tại chỗ rồi chở phần chất rắn về khu xử lý tập trung; phần phân lỏng cho xử lý tại chỗ.
Rác sinh hoạt: Một nguồn nguyên liệu khác có thể sử dụng làm phân bón là rác thải sinh hoạt. Với lượng rác khổng lồ thải ra hàng ngày, nhu cầu xử lý loại chất thải này là rất cấp bách. Do đó đã có nhiều nhà máy xử lý rác được thành lập trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có vài công trình do các nhà tư bản nước ngoài đầu tư. Tuy nhiên do đặc thù rác thải ở Việt Nam không được phân loại từ đầu nguồn, cộng thêm với các trang thiết bị và quy trình xử lý chưa cập nhật nên nguồn chất thải này chưa được xử lý thích đáng.
Vào những năm đầu khi áp dụng công nghệ xử lý rác thải, mùn sản xuất từ các nhà máy xử lý rác thải có hàm lượng hữu cơ trung bình từ 13-15%, (Xem đính kèm trong phụ lục) nhưng đến những năm gần đây nhiều nhà máy đã có sự tiến bộ rõ rệt khi phân loại đầu vào kỹ hơn thì hàm lượng hữu cơ trong mùn ủ thường lớn hơn 20%, đăcbiêt nhà máy xử lý rác Bình Dương có độ mùn trung bình lên tới trên 40%, nhà máy xử lý rác thải Lào Cai đã sản xuất mùn ủ từ rác có chất lượng cao, Hàm lượng dinh dưỡng N% = 2,03%, P2O5% = 1,48%; K2O% = 1,25%.; chất hữu cơ 50,62 phù hợp để làm phân hữu cơ.
Một số mùn hữu cơ này đã được bán cho các cơ sở sản xuất phân hữu cơ, một số cho nông dân hoặc các nông trường, trang trại để bón trực tiếp cho cây trồng.
Từ trước tới nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các phương án xử lý lượng phân do gia súc thải ra để làm phân bón. Nhưng cho tới nay, việc thu gom và xử lý số nguyên liệu trên còn nhiều vấn đề cần bàn trong đó quy trình công nghệ, mặt bằng cần thiết, ô nhiễm môi trường… là những vấn đề các trang trại chăn nuôi luôn quan tâm.
Hiện nay một số trang trại nuôi lợn quy mô lớn đã thiết lập quy trình với trang thiết bị phù hợp để xử lý triệt để lượng phân thải ra hàng ngày, một số trang trại khác thì áp dụng biện pháp ép lọc để giảm lượng nước rồi sau đó đóng bao bán ra ngoài cho nông dân.
Ở những trang trại nhỏ hơn hoặc các hộ gia đình chăn nuôi quy mô từ 50 tới 100 con thì áp dụng kỹ thuật làm biogas để giải quyết lượng phân hàng ngày. Đối với các trang trại nuôi gà và cút thì dường như chưa có trang trại nào có đầy đủ trang thiết bị và quy trình xử lý lượng phân thải ra mà hầu hết chọn phương án thu gom bán ra ngoài cho các cơ sở sản xuất phân bón hoặc bán trực tiếp cho nông dân.
Theo yêu cầu đặt ra nêu trên, chúng tôi đề xuất xây dựng cho các trại chăn nuôi tập trung 1 hệ thống quản lý phân tươi lỏng và chất thải rắn dựa trên các công nghệ thu hồi dinh dưỡng và năng lượng cho phép giải quyết được 5 thách thức phải đối mặt và khai thác 3 cơ hội để vượt qua thách thức, nhằm nâng cao chất lượng môi trường và hiệu quả kinh doanh của nhà đầu tư.
Sau khi tách lọc, phần chất thải rắn trong chăn nuôi được chở về khu xử lý tập trung; tại đây cùng với các nguồn nguyên liệu hữu cơ được phát thải khác sẽ đượcxử lý để sản xuất phân hữu cơ compost chất lượng cao hay nguyên liệu hữu cơ cao cấp hơn .
Riêng phần lỏng của phân tươi sẽ được xử lý tại chỗ thành phân bón lỏng hoặc xử lý để đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Đối với chất thải chăn nuôi nhỏ lẻ tại ở cácđiểm dân cư nông thôn không tập trung, chúng ta có thể thực hiện dịch vụ thu hồi dinh dưỡng bằng cách tách pha tại chỗ rồi chở phần chất rắn về khu xử lý tập trung; phần phân lỏng cho xử lý tại chỗ.
Rác sinh hoạt: Một nguồn nguyên liệu khác có thể sử dụng làm phân bón là rác thải sinh hoạt. Với lượng rác khổng lồ thải ra hàng ngày, nhu cầu xử lý loại chất thải này là rất cấp bách. Do đó đã có nhiều nhà máy xử lý rác được thành lập trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có vài công trình do các nhà tư bản nước ngoài đầu tư. Tuy nhiên do đặc thù rác thải ở Việt Nam không được phân loại từ đầu nguồn, cộng thêm với các trang thiết bị và quy trình xử lý chưa cập nhật nên nguồn chất thải này chưa được xử lý thích đáng.
Vào những năm đầu khi áp dụng công nghệ xử lý rác thải, mùn sản xuất từ các nhà máy xử lý rác thải có hàm lượng hữu cơ trung bình từ 13-15%, (Xem đính kèm trong phụ lục) nhưng đến những năm gần đây nhiều nhà máy đã có sự tiến bộ rõ rệt khi phân loại đầu vào kỹ hơn thì hàm lượng hữu cơ trong mùn ủ thường lớn hơn 20%, đăcbiêt nhà máy xử lý rác Bình Dương có độ mùn trung bình lên tới trên 40%, nhà máy xử lý rác thải Lào Cai đã sản xuất mùn ủ từ rác có chất lượng cao, Hàm lượng dinh dưỡng N% = 2,03%, P2O5% = 1,48%; K2O% = 1,25%.; chất hữu cơ 50,62 phù hợp để làm phân hữu cơ.
Một số mùn hữu cơ này đã được bán cho các cơ sở sản xuất phân hữu cơ, một số cho nông dân hoặc các nông trường, trang trại để bón trực tiếp cho cây trồng.