Trong bài phát biểu “ Làm thế nào để vi khuẩn có thể giúp nuôi sống thế giới”, Ian Sanders thuộc Đại học Lusanne, Thụy Điển đã cho biết “Liên hợp quốc ước tính sơ bộ rằng tới năm 2050, dân số toàn cầu sẽ lên tới hơn 9 tỷ người. Nuôi sống lượng người như trên là một thách thức chưa từng có bởi số lượng này vượt xa năng lực sản xuất lương thực toàn cầu.
Sander đã nghiên cứu nấm cộng sinh hình thành rễ nấm (mycorrhiza), sống cộng sinh với rễ lúa. Khi cây trồng sống cộng sinh loại nấm này, chúng có xu hướng sinh trưởng nhanh hơn do nấm tạo ra dinh dưỡng photphat cần thiết cho cây trồng. Photphat là thành phần quan trọng của phân bón, kích thích cuộc Cách mạng xanh vào giữa thế kỷ 20, cuộc cách mạng giúp nền nông nghiệp đảm bảo theo kịp sự tăng trưởng của dân số toàn cầu sau đó.
Hầu hết cây trồng cạn nhiệt đới gặp khó khăn trong việc hấp thu phot phát và vì vậy, người nông dân phải dành lượng lớn tiền vào phân bón photphat. Người nông dân phải bổ sung nhiều phân bón hơn ở các vùng nhiệt đới và một lượng lớn chi phí để sản xuất lương thực là chi phí của photphat.
Theo Sanders, photphat dự trữ đang cạn kiệt nhanh chóng. Nhu cầu tăng cao đối với dinh dưỡng đang đẩy giá thành lên và một số nước đang dự trữ photphat để nuôi sống người dân của nước họ trong tương lai.
Trong khi nấm mycorrhiza chỉ sinh trưởng trên rễ của cây trồng, bước đột phá mới trong công nghệ sinh học gần đây đã cho phép các nhà khoa học sản xuất một lượng lớn nấm này, có thể được đặt trong một chất keo với mật độ cao để vận chuyển dễ dàng.
Sanders và các cộng sự đang thử nghiệm hoạt tính của chất keo này trên cây trồng tại Colombia nơi họ đã phát hiện rằng với chất keo này, họ có thể sản xuất cùng một sản lượng khoai tây nhưng chỉ cần sử dụng chưa đến một nửa lượng phân bón phot phat.
Sanders cho biết, trong khi nghiên cứu ứng dụng được tập trung ở Colombia, nó còn có thể được áp dụng ở nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới.
Nguồn NASATI/ScienceDaily