Các thiết bị lắng xử lý nước thải công nghiệp

Dựa theo nguyên tắc tách cặn bằng trọng lực. Bài viết giới thiệu các mô hình thiết bị lắng giúp bạn có thể hình dung cụ thể hơn về các thiết bị này.

1. Thiết bị lắng ngang

Ống đặt nghiêng ở góc độ nhỏ theo chiều ngang 5o, ở q = 60 o làm tăng gấp đôi khoảng cách lắng của cặn khi đi vào ống. Đòi hỏi cần phải được làm sạch thường xuyên bùn lắng trong ống. Thiết bị này chỉ phù hợp với năng xuất < 5 000 m3 ngày

bể lắng ngang xử lý nước thải

bể lắng ngang xử lý nước thải

Áp dụng: cho lắng 1 và lắng 2 với thông số công nghệ rộng 2,5 đến 4 m, độ dốc đáy bể 1%

thiết bị lắng ngang

thiết bị lắng ngang

2. Lắng vách nghiêng

Góc nghiêng 45o đến 50o

Độ dốc cao dễ dàng tách cặn bằng lắng trọng lực

Có thể áp dụng cho công suất lớn

Mục tiêu: lắng và tạo bông trong một đơn nguyên làm giảm kích thước công trình, sau đây là mô hình bể tạo bông và lắng kết hợp

bể lắng có vách nghiêng để xử lý nước thải

bể lắng có vách nghiêng để xử lý nước thải

Tuy nhiên: thực tế khó duy trì được tốc độ 0,6 m/s. Để khắc phục khó khăn này người ta kết hợp lắng và tạo bông trong bể lắng tròn. Có thể nâng cấp từ bề lắng tròn.

Chức năng: có thể khử nước có độ đục cao, khử sắt và mangan có hàm lượng cao.

3. Bể lắng lớp cặn

Trộn nhanh và tạo bông ở vùng trung tâm – hàm lượng bông cặn cao hình thành

Nước có chứa bông cặn đi từ dưới lên qua lớp bùn làm gia tăng sự kết bông nhanh hơn và bông lớn hơn thuận lợi trong quá trình lắng

Bông lắng bắt giữ các bông mịn

4. Lắng đứng

Hình trụ tròn hoặc vuông có đáy hình nón/chóp

Áp dụng cho bể lắng 1

Thông số thiết kế: Lưu lượng < 20 m3/h, tốc độ đi lên 1 – 2 m/h, độ dốc đáy nón 45 – 65o

5. Bể lắng + tạo bông vách nghiêng

Trộn + tạo bông + lắng kế hợp vào 1 đơn nguyên

Lắng vách ngăn

6. Lắng ly tâm

Áp dụng cho xử lý nước thải, xử lý nước cấp

Độ dốc đáy 4 – 10 %

Bùn được cào gom vào rốn bể ở tâm

Hệ thống cào bùn: cầu chạy theo chu vi bể

Có thể kết hợp với tạo bông ở tâm bể

7. Lắng tiếp xúc

Áp dụng cho xử lý hóa lý

Nguyên tắc: khuấy chậm tạo điều kiện tạo bông giữa cặn lơ lững và chất keo tụ

Bùn tách khỏi nước ở vùng lắng bên ngoài

Mạnh Hoanh

Nguồn Thietbihoachat.com

Bài Viết Liên Quan