Tổng quan các dự án dầu khí tại Việt Nam

Chế biến dầu khí là một trong những lĩnh vực hoạt động chính, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với mục đích nâng cao giá trị tài nguyên dầu khí, tiết kiệm ngoại tệ và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao vị thế cạnh tranh của Tập đoàn trên trường quốc tế.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tích cực triển khai hàng loạt dự án mới về lọc dầu – hóa dầu – nhiên liệu sinh học cũng như nghiên cứu mở rộng và nâng cấp các nhà máy đã hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu xăng dầu, nguyên liệu và sản phẩm hóa dầu trong cả nước.

I. LỌC DẦU

A. Các nhà máy đang vận hành:

1. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: được đặt tại tỉnh Quảng Ngãi và là Nhà máy Lọc dầu đầu tiên của Việt Nam với công suất chế biến 6,5 triệu tấn nguyên liệu dầu thô/năm đã sản xuất ra các sản phẩm đầu tiên vào tháng 02/2009 và vận hành thương mại vào năm 2010 (bao gồm Phân xưởng Polypropylen Dung Quất với Công suất 150.000 tấn sản phẩm Polypropylen/năm). 

2. Nhà máy Chế biến Condensate: Nhà máy được đặt tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với công suất chế biến 130.000 tấn nguyên liệu Condensate/năm đã đi vào hoạt động từ năm 2003, hàng năm cung cấp 300.000 tấn sản phẩm xăng – dầu.

B. Các Dự án đang triển khai:

1. Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn: được đặt tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, thành phố Thanh Hóa với công suất 10 triệu tấn nguyên liệu dầu thô/năm. Thực hiện hợp đồng EPC từ năm 2013 và bắt đầu vận hành năm 2017.

C. Các dự án đang nghiên cứu và kêu gọi Đầu tư:

1. Nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: nâng cấp Nhà máy thêm 3.5 triệu tấn nguyên liệu dầu thô/năm. Dự kiến hoàn thành năm 2021. 

2. Nhà máy Lọc dầu số 3: được đặt tại Xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với công suất 10 triệu tấn nguyên liệu dầu thô/năm. Dự kiến hoạt động 2020-2030.

II. HÓA DẦU

A. Các nhà máy đang vận hành:

1. Nhà máy sản xuất DOP Đồng Nai: được đặt tại tỉnh Đồng Nai với công suất 30.000 tấn sản phẩm DOP/năm, hoạt động từ năm 1997. 

2. Nhà máy Đạm Phú Mỹ: được đặt tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với công suất 800.000 tấn sản phẩm Urê/năm từ nguyên liệu khí thiên nhiên Việt Nam. Hoạt động từ năm 2004.

3. Nhà máy Đạm Cà Mau: được đặt tại Xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau với công suất 800.000 tân sản phẩm Urê/năm từ nguyên liệu khí thiên nhiên Việt Nam. Hoạt động từ năm 2012. 

4. Nhà máy Xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ – Hải Phòng: được đặt tại Khu Công nghiệp Đình Vũ, thành phố Hải Phòng với công suất 170.000 tấn xơ sợi/năm.

B. Các dự án đang triển khai:

1. Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam: được đặt tại Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với công suất 2.5 – 3 triệu tấn nguyên liệu/năm (950.000 tấn Etylene/năm), dự kiến hoạt động vào năm 2018.

III.NHIÊN LIỆU SINH HỌC

A. Các nhà máy đang vận hành:

1. Nhà máy Nhiên siệu sinh học Bình Phước: được đặt tại Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước với công suất khoảng 100 triệu lít sản phẩm Ethanol nhiên liệu/năm, đi vào hoạt động từ năm 2012. 

2. Nhà máy Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: được đặt tại Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi với công suất khoảng 100 triệu lít sản phẩm Ethanol nhiên liệu/năm, đi vào hoạt động từ 2013.

B. Các dự án đang triển khai:

1. Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ: được đặt tại Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ với công suất khoảng 100 triệu lít sản phẩm Ethanol nhiên liệu/năm, dự kiến hoạt động vào năm 2015.

IV. CÁC DỰ ÁN KHÍ

A. Các dự án đang vận hành

1. Hệ thống đường ống dẫn khí bể Cửu Long: Hệ thống đường ống dẫn khí ở bể Cửu Long vào bờ với công suất vận chuyển khoảng 2 tỷ m3 khí/năm, hiện đang cung cấp khoảng 1,1 tỷ m3 khí/năm cho các hộ tiêu thụ.

2. Hệ thống đường ống Nam Côn Sơn: Được đưa vào vận hành từ năm 2003 với công suất vận chuyển khoảng 7 tỷ m3 khí/năm. Hệ thống bao gồm: khoảng 360km đường ống biển, gần 40km đường ống trên bờ, trạm tiếp nhận và xử lý khí Dinh Cố và trạm phân phối khí Phú Mỹ. Hệ thống khí Nam Côn Sơn hiện đang vận chuyển và xử lý khí từ lô 06.1, lô 11.2 và lô 12W, lô 05-2 & 05-3 để cung cấp cho các nhà máy điện và các hộ tiêu thụ tại khu vực Phú Mỹ.

3. Hệ thống đường ống Phú Mỹ – Nhơn Trạch: Hệ thống đường ống được đưa vào vận hành năm từ năm 2008 với công suất vận chuyển khoảng 2 tỷ m3  khí/năm nhằm cung cấp khí cho các nhà máy điện và các khu công nghiệp dọc theo tuyến ống, đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ khí ở TP Hồ Chí Minh trong tương lai cũng như phục vụ việc kết nối với khu vực Tây Nam Bộ qua đường ống dẫn khí kết nối Đông – Tây Nam Bộ.

4. Hệ thống đường ống dẫn khí thấp áp Phú Mỹ – Mỹ Xuân – Gò Dầu: Với công suất vận chuyển 1 tỷ m3 khí/năm, hệ thống đường ống vận chuyển khí Bạch Hổ và khí Nam Côn Sơn từ trạm phân phối khí Phú Mỹ (GDS) và trung tâm phân phối khí Phú Mỹ (GDC) cung cấp cho các hộ tiêu thụ thuộc các khu công nghiệp Phú Mỹ – Mỹ Xuân – Gò Dầu. Hệ thống đã được vận hành chính thức từ năm 2003.

5. Hệ thống đường ống dẫn khí PM3  – Cà Mau: Hệ thống đường ống có công suất vận chuyển khoảng 2 tỷ m3 khí/năm, vận chuyển khí từ các khu vực PM3 (thuộc vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia) và 46-Cái Nước về Cà Mau nhằm cung cấp khí cho cụm khí điện đạm Cà Mau. Hệ thống hoàn thành và đưa vào vận hành tháng 5/2007.

B. Các dự án đang triển khai

1. Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2: để vận chuyển khí từ các mỏ Thiên Ứng, Đại Hùng và các mỏ khí khác của bể Nam Côn Sơn về bờ, giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

2. Hệ thống đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn: Công suất vận chuyển khoảng 6.4 tỷ m3 khí/năm, dự kiến hoàn thành sau năm 2018.

3. Kho chứa và cảng nhập LNG thại Thị Vải: Công suất 1 triệu tấn LNG/năm, dự kiến hoàn thành sau năm 2017.

4. Hệ thống đường ống dẫn khí Thái Bình: Công suất 200 triệu m3 khí/năm, dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

Nguồn: Hoahocngaynay.com

Bài Viết Liên Quan