Hồ thủy điện cũng là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

Thủy năng không trung tính và vô hại như chúng ta thường nghĩ. Các hồ chứa nước thủy điện có thể sản sinh ra một lượng khí mêtan và cacbonic. Hồ Balbina ở Braxin, sâu 50m, rộng 310 000 hecta. Khi xây dựng hồ, người ta không chặt cây đem đi, cứ thế đánh chìm dưới nước, 100 triệu tấn thực vật bị nước ngập bị phân huỷ, tạo ra khí cacbonic ( CO2) và mêtan (CH4). Hai chất này khuếch tán vào khí quyển khi xả nước làm quay tua bin.

hồ thủy điện

Hồ thủy điện cũng là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.

Chiều sâu từ mặt thoáng xuống 1m, thực vật thối rữa trong nước sinh ra CO2. Ở lớp nước sâu hơn (lớp nước kỵ khí) quá trình phân huỷ của thực vật lại sinh ra CH4. Bong bóng khí CH4 xuất hiện khắp nơi trên mặt hồ. Rất nhiều bong bóng khác ẩn nấp ở những chỗ sâu hơn nữa.

Một đập thủy điện gần thành phố Berne của Thụy Sĩ, người ta tính được 1m3 nước hồ chứa thủy điện thải ra 150 miligam CH4. Đó là tỷ lệ khí thải cao chưa từng thấy trong hồ chứa. Hồ này mỗi năm thải ra 150 tấn CO2 tương đương lượng CO2 của 25 000 km đường do các phương tiện tham gia giao thông thải ra mỗi ngày.

Bà Tonya Del Sontro, nhà nghiên cứu hồ Wohlen cho hay: “Thủy năng không trung tính với cacbonic như chúng ta nghĩ ngày nay”.

CH4 sinh ra từ sự phân hủy chất hữu cơ thực vật và động vật không có ô xy. CH4 tăng lên khi nhiệt độ của nước từ 170C  trở lên. Khí mêtan sinh ra do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ít hoặc không có ôxy như dưới đáy hồ.

Do đầu ống dẫn nước vào các tua bin đặt sâu dưới đáy hồ, ở điều kiện áp suất cao, khí CH4  trong nước dễ dàng thoát ra bên ngoài. Hiện tượng này giống như mở nắp chai sô đa. Đây chính là nguyên nhân những hồ thủy điện lớn ở miền nhiệt đới gây tổn hại cho môi trường.

Theo ước tính của Viên nghiên cứu không gian quốc gia Braxin (INPE), các hồ thủy điện có thể tạo ra lượng khí mêtan hàng năm trên toàn cầu tương đương khoảng 800 triệu tấn khí cacbonic. Song tác hại của mêtan không tỷ lệ với khối lượng thực tế bởi nó gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn 20 lần so với cacbonic.

Các nhà nghiên cứu INPE cho rằng với công nghệ tương đối đợn giản, CH4 là phụ phẩm không mong muốn của quá trình sản xuất thủy điện, tuy vẫn được coi là nguồn điện năng sạch, có thể tái sinh.

Nguyễn Dược (Tổng hợp)

Nguồn Vietnamnet

Bài Viết Liên Quan