Ra đời sau đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau cũng đã đồng hành cùng nông dân cả nước, nhất là bà con của đất Chín rồng, góp phần đảm bảo cho vị trí nước ta xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 của thế giới.
Trải qua nhiều khó khăn, gian khổ dự án khu công nghiệp “Khí – Điện – Đạm” Cà Mau đã hoàn chỉnh như bây giờ, với lượng khí từ mỏ PM3 (khu vực biển chồng lấn Malaysia – Việt Nam) được đưa về khu công nghiệp Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau mỗi năm khoảng 2,1 tỷ m3, cho hai nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2, sản xuất 13 tỉ Kwh điện (với công suất tổng cộng 1500 MW) và nhà máy đạm Cà Mau sản xuất 800.000 tấn phân đạm urê/năm. Khí được vận chuyển bằng đường ống có đường kính 18 inch với tổng chiều dầi là 325km (dưới biển 298km, trên bờ 27km).
Diện mạo đồng bằng Nam bộ đã khởi sắc, có hệ thống giao thông thuận lợi hơn khi các cây cầu Bắc Mỹ Thuận, Cần thơ, Rạch miễu đã kết nối các vùng đồng bằng vựa lúa của cả nước, có khu công nghiệp Khí-Điện – Đạm và nơi có sản lượng hải sản xuất khẩu lớn nhất nước.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã ra đời đúng thời điểm có nhiều thuận lợi, nên đã thành công và có hiệu quả kinh tế cao. Dự án Đạm Cà Mau đi sau gặp đúng thời kỳ kinh tế thế giới trong giai đoạn suy thoái, địa điểm tại Cà Mau cũng khác nhiều so với Phú Mỹ nên gặp khó khăn hơn.
Thực hiện mục tiêu đảm bảo cung cấp ổn định phân đạm cho phát triển nông nghiệp của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm, Chính phủ đã cho phép hiệu chỉnh báo cáo khả thi chi tiết, thực hiện một số ưu tiên phù hợp cho dự án được triển khai thuận lợi.
1. Công nghệ Bản quyền Tổng hợp Amoniac:
Công nghệ của nhà máy Đạm Cà Mau: Cơ bản tương tự công nghệ nhà máy đạm Phú Mỹ , điểm khác biệt là công đoạn vo viên thay cho tháp tạo hạt. Với công nghệ này, Nhà máy Đạm Cà Mau có thể sản xuất Ure với các độ hạt to nhỏ theo yêu cầu của khách hàng sử dụng phù hợp nhất cho từng loại cây trồng .
Nhà máy Đạm Cà Mau được xây dựng dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại bao gồm ba phân xưởng chính phân chia theo khu vực chức năng như sau:
Phân xưởng Amoniac: công nghệ mua của hãng Haldor Topsoe, Đan Mạch;
Phân xưởng Urê: công nghệ mua của hãng Saipem bản quyền gốc của hãng Snam Progeti, Italy;
Phân xưởng tạo hạt: công nghệ tạo hạt mua của hãng Toyo, Nhật Bản.
Phân xưởng tổng hợp Amoniac
Từ quá trình reforming, khí thiên nhiên được chuyển hóa thành hỗn hợp khí: Oxit cacbon CO, khí Cácbonic CO2 và khí hydro H2, sau đó khí oxit các bon được chuyển hóa thành CO2 để có thêm lượng H2, sau đó
Nitơ kết hợp với Hydro cho ta Amoniac
N2 + 3H2 = 2 NH3
Các bước công nghệ tại phân xưởng Amoniac ở Nhà máy Đạm Cà Mau hoàn toàn giống phân xưởng Amoniac ở Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Công nghệ của Haldor Topsoe là công nghệ sản xuất Amoniac từ khí thiên nhiên, được bố trí linh hoạt, sử dụng ít năng lượng và có khả năng mở rộng, nâng cấp. Một số cải tiến của hãng Haldor Topsoe về thiết bị và xúc tác đã được áp dụng cho phân xưởng này.
Quy trình hoạt động phân xưởng Amoniac được thể hiện trong hình sau:
Urê được sản xuất từ hai nguồn nguyên liệu chính là CO2 và NH3 từ phân xưởng Amoniac. Qua phản ứng tạo thành Cacbamat Amôn
2NH3 + CO2 = NH2 CO2 NH4 (Cácbamat Amôn)
Song song với quá trình tổng hợp, quá trình phân hủy Cacbamat thành Urê và nước xảy ra đồng thời.
NH2 CO2 NH4 = H2O + CO (NH2)2 (Urê)
Phân xưởng Ure của nhà máy Đạm Cà Mau có các công đoạn tương tự như phân xưỡng Ure của Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho tới công đoạn tạo ra Urê dạng lỏng. Một số cải tiến của hãng bản quyền về thiết bị và xúc tác cũng được áp dụng và được đội ngũ vận hành Việt Nam thao tác thuần thục trên cơ sở đã được tích lũy kinh nghiệm từ nhà máy Đạm Phú Mỹ. Phân xưởng tạo hạt: Công nghệ Bản quyền vê viên tạo hạt:
Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ tạo hạt của Toyo Engieering Corp. (TEC), là một trong những nhà cung cấp bản quyền công nghệ chuyên nghiệp tạo hạt Urê. TEC sở hữu công nghệ tạo hạt có tên gọi là “Spout-Fluid Bed Granulation” ( tạo hạt tầng sôi ) được phát triển và vận hành thành công xưởng tạo hạt đạm với công suất cao.
Công nghệ tạo hạt của TEC cho ra nhiều sản phẩm hạt có kích thước khác nhau tương ứng với mỗi mục đích sử dụng như đổ đóng, rải trên không cho rừng… hay là yêu cầu của thị trường bằng cách thay đổi kích thước của lỗ sàn.
Hệ thống tạo hạt có thể hoạt động liên tục không phải vệ sinh trong thời gian khoảng 4 hay 6 tuần, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản suất đạm bởi dung dịch đạm sẽ được chứa trong bồn chứa dung dịch đạm lỏng.
Dựa trên các nhà máy đang áp dụng và những nghiên cứu khoa học, TEC đã đẩy mạnh việc cải tiến phần thiết kế thiết bị lọc bụi nhằm mục đích thu hồi bụi tốt hơn và giảm giá thành lắp đặt. Bụi đạm có trong không khí thải hầu như không có.
Bên cạnh đó, công nghệ phun và tạo hạt tầng sôi cho chất lượng hạt tốt hơn, khả năng làm khô tốt, dẫn đến giảm độ ẩm và cho hạt với độ cứng tốt hơn.
Sản phẩm Urê hạt đục của Nhà máy Đạm Cà Mau có ưu thế về chất lượng, tính năng sử dụng hơn hẳn các loại hạt Urê khác trên thị trường (hạt lớn, độ cứng cao, ít bụi, có khả năng phối trộn với các loại phân khác để tạo thành NPK).
Công nghệ được áp dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm:
– Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA – Đan Mạch.
– Công nghệ sản xuất Urê của SAIPEM – Italy.
– Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. – Nhật Bản.
Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho Nhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, PCCC của Việt Nam tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Công nghệ được lựa chọn tại dự án Nhà máy Đạm Cà Mau là công nghệ của Haldor Topsoe A/S do đã được khẳng định qua tính ưu việt của các cụm thiết bị công nghệ:
– Cụm Reforming: được thiết kế tối ưu nhằm sử dụng hiệu quả tối đa nhiệt lượng cung cấp vào cũng như thu hồi lượng nhiệt thừa trong dòng khói lò. Chế độ hoạt động cụm thiết bị được kiểm soat chặt chẽ, đảm bảo vận hành an toàn với hiệu suất cao, ổn định.
– Cụm tách CO2 sử dụng công nghệ của BASF với dung dịch MDEA với hiệu suất phân tách cao, tiêu hao năng lượng thấp và ít gây tác hại đến môi trường.
– Tháp tổng hợp Ammonia không ngừng cải tiến trong thiết kế đảm bảo thiết bị hoạt động trong điều kiện khăt nghiệt có độ tin cậy cao, hiệu suất tạo sảm phẩm NH3 lớn..
– Chu trình làm lạnh sử dụng chính ammonia làm tác nhân lạnh được phát triển khá hoàn chỉnh và hiệu quả.
– Các loại xúc tác được cung cấp của nhà bản quyền này có hoạt tính cao và ổn định.
Haldor Topsoe A/S là nhà bản quyền lâu năm và uy tín trong lĩnh vực sản xuất Ammonia, công nghệ sản xuất luôn được cập nhật và cải tiến. Điều này đã được áp dụng vào những lisence mới như với CMFP được thể hiện ở hệ thống đầu đốt, hệ thống logic kiểm soát an toàn hệ thống, bố trí lớp bê tông chịu nhiệt, thế hệ thiết bị tổng hợp Ammonia.
Bản quyền công nghệ Haldor-Topsoe được đánh giá cao trên toàn thế giới là công nghệ tiêu hao năng lượng thấp, hiệu suất cao. Ngoài ra công tác hỗ trợ kỹ thuật luôn kịp thời và quan tâm chặt chẽ.
2. Công nghệ Bản quyền tổng hợp Urê
Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ của Snamprogetti, với công nghệ tiên tiến, hiệu quả và an toàn trong sản xuất, Snamp vẫn không ngừng nâng cao tính tự động hóa và độ an toàn trong công nghệ cao áp và môi trườngdễ cháy nổ. Điều này thể hiện rõ trong dự án CMFP bằng những van motor thay thế cho van tay, hệ thống phân tích online khí cháy nổ để có điều chỉnh kịp thời.
Công nghệ tổng hợp Urê của Snamprogetti sử dụng NH3 tự phân tách trên cơ sở quá trình bay hơi tái sinh tuần hoàn toàn bộ. Công nghệ tổng hợp Urê của hãng Snamprogetti đã được chuyển giao thành công tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và hiện đang đang được đội ngũ vận hành tiếp nhận, vận hành thành thục.
3. Công nghệ Bản quyền vê viên tạo hạt:
Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ tạo hạt của Toyo Engieering Corp. (TEC), là một trong những nhà cung cấp bản quyền công chuyên nghiệp tạo hạt Urê. TEC sở hữu công nghệ tạo hạt có tên gọi là “Spout-Fluid Bed Granulation” được phát triển và vận hành thành công xưởng tạo hạt đạm với công suất cao. Hiện, TEC đã thiết kế những phân xưởng vê viên với công suất 3250 MTPD.
Công nghệ tạo hạt của TEC cho ra nhiều sản phẩm hạt có kích thước khác tương ứng với mỗi mục đích sử dụng như đổ đóng, rải trên không cho rừng… hay là yêu cầu của thị trường bằng cách thay đổi kích thước của lỗ sàn.
Hệ thống tạo hạt có thể hoạt động liên tục không phải vệ sinh với thời gian khoảng 4 hay 6 tuần, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản suất đạm bởi dung dịch đạm sẽ được chứa trong bồn chứa dung dịch đạm lỏng.
Dựa trên các nhà máy đang áp dụng và những nghiên cứu khoa học, TEC đã đẩy mạnh việc cải tiến phần thiết kế thiết bị lọc bụi nhằm mục đích thu hồi bụi tốt hơn và giảm giá thành lắp đặt. Bụi đạm có trong không khí thải hầu như không có.
Đạm Cà Mau đã từng bước khẳng định được thị phần.
Là một dự án trọng điểm quốc gia của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) ra đời nhằm giải quyết triệt để tình trạng thiếu phân bón urê trên thị trường, đáp ứng nhu cầu phân đạm ngày càng cao của ngành nông nghiệp nước nhà.
Với sự ra đời của nhà máy, thị trường phân bón có thêm một sản phẩm uy tín, chất lượng và nhiều lợi thế cạnh tranh; đánh dấu sự thành công của dự án. Sự ra đời và ghi tên mình vào trong bản đồ sản xuất, cung ứng phân bónUrê hạt đục duy nhất và lớn nhất tại Việt Nam, “Hạt ngọc mùa vàng” đã định vị được sản phẩm trên thị trường, được nông dân đánh giá cao về chất lượng.
Đạm Cà Mau sinh sau đẻ muộn nên có cơ hội thừa hưởng công nghệ hiện đại của các nhà cung cấp hàng đầu Nhật Bản và châu Âu, giúp tạo nên sản phẩm có chất lượng cao. Đó là một lợi thế. Bên cạnh đó, cũng như một doanh nghiệp đi trước là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ), việc PVCFC là thành viên của PVN góp phần củng cố lòng tin của nông dân đối với sản phẩm của công ty,
Với sự hỗ trợ của PVN và sự trợ giúp tích cực của Đạm Phú Mỹ, nguồn nhân lực để vận hành nhà máy Đạm Cà Mau đã được đào tạo bài bản và chuyên sâu ngay từ lúc khởi đầu dự án. Việc xây dựng hệ thống phân phối, đào tạo đội ngũ bán hàng và các chương trình quảng bá thương hiệu cũng được tiến hành trước khi nhà máy vận hành hơn một năm. Nhờ chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực và thị trường, Nhà máy Đạm Cà Mau nhanh chóng đạt hiệu suất vận hành 98-100% công suất thiết kế và duy trì liên tục trong gần ba năm qua.
Gần ba năm qua, PVCFC đã phát huy khá tốt các lợi thế của mình để mở rộng thị phần. Đến nay, công ty đã có thị phần 55% ở thị trường ĐBSCL, 25% tại miền Đông Nam bộ và 35% thị trường phân đạm Campuchia.
Riêng về cung ứng nguyên liệu cho sản xuất NPK trong nước, Đạm Cà Mau chiếm thị phần trên 70%.
Nhà máy Đạm Cà Mau cùng với Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đảm bảo cung cấp được trên 60% nhu cầu thị trường phân Đạm Ure của Việt Nam với chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có sức cạnh tranh cao không chỉ ở thị trường nội địa, mà cả trên thị trường khu vực.
Nguồn Pvcfc.com.vn