Các tác động môi trường từ ngành công nghiệp dệt

Đặc điểm của công nghiệp gia công dệt không  chỉ đòi hỏi một lượng lớn nước cho các công đoạn khác nhau mà còn là các loại hóa chất khác nhau được sử dụng cho các qui trình gia công khác nhau. Có một chuỗi dài của các công đoạn gia công ướt yêu cầu đầu vào là nước, hóa chất, năng lượng và tạo ra chất thải trong mỗi công đoạn. Nét đặc trưng khác của ngành công nghiệp dệt, mà  là xương sống của ngành quần áo thời trang, là các yêu cầu rất khác nhau về chủng loại, mẫu mã và mầu sắc của vải tạo nên sự thay đổi rất bất thường về tải trọng và khối lượng chất thải phát sinh. Gia công dệt phát sinh nhiều dòng thải , bao gồm các chất thải dạng lỏng, khí và rắn, một số trong đó có thể là các chất thải nguy hiểm. Bản chất của các chất thải phát sinh phụ thuộc vào dạng thiết bị dệt, qui trình gia công và công nghệ được thực hiện, các loại xơ và hóa chất được sử dụng. Tổng quan về lượng chất thải phát sinh trong gia công dệt được tóm tắt trong bảng 1.

Bảng 1: Tóm tắt chất thải phát sinh trong sản xuất dệt

 
Qui trình gia công Chất thải khí Nước thải Chất thải rắn
Chuẩn bị xơ Ít hoặc không có Ít hoặc không có Xơ phế và chất thải bao gói
Kéo sợi Ít hoặc không có Ít hoặc không có chất thải bao gói, sợi đã được hồ, xơ phế, các chất thải trong quá trình vệ sinh và gia công
Hồ sợi VOCs BOD: COD; kim loại, chất thải vệ sinh, hồ Xơ, sợi phế, các chất thải bao gói, , hồ tinh bột không sử dụng
Dệt thoi rất ít hoặc không có rất ít hoặc không có chất thải bao gói, sợi và vải vụn, vải hỏng, dầu đã sử dụng,
Dệt kim rất ít hoặc không có rất ít hoặc không có chất thải bao gói, sợi và vải vụn, vải hỏng
Vải không dệt rất ít hoặc không có rất ít hoặc không có chất thải bao gói, sợi và vải vụn, vải hỏng
Rũ hồ VOCs từ ete glycol BOD từ hồ, chất bôi trơn, các chất vi sinh, các hợp chất chống tĩnh điện Phế thải bao gói, xơ, sợi phế, các chất làm sạch và bảo dưỡng
Nấu VOCs từ ete glycol và dung môi nấu Chất tẩy rửa, dư lượng thuốc trừ sâu, NaOH, xà phòng,  dầu, chất bôi trơn dệt kim, các chất hoàn tất kéo sợi, các dung môi đã sử dụng rất ít hoặc không có
Tẩy rất ít hoặc không có Chất ổn định H2O2, pH cao rất ít hoặc không có
Đốt lông Một lượng nhỏ khí thoát ra từ các miệng lửa rất ít hoặc không có rất ít hoặc không có
Làm bóng rất ít hoặc không có pH cao, NaOH rất ít hoặc không có
Định hình  nhiệt Sự bay hơi của các chất hoàn tất sợi trong sản xuất sợi tổng hợp rất ít hoặc không có rất ít hoặc không có
Nhuộm VOCs Kim loại, muối, chất hoạt động bề mặt, các chất trợ hữu cơ từ quá trình, hợp chất cation, mầu, BOD, COD, sulphie, dung môi axit/kiềm, dung môi đã sử dụng rất ít hoặc không có
In Dung môi, acetic acid-nhuộm và sấy và xử lý nhiệt, khí lò và khí cháy Các chất rắn lơ lửng, urea, các chất dung môi, mầu, kim loại, nhiệt, BOD, chất bọt rất ít hoặc không có
Hoàn tất VOCs, các chất bẩn trong hóa chất, hơi formaldehyd, khí cháy BOD, COD, các chất rắn lơ lửng, các chất độc, dung môi đã sử dụng vải vụn, phế thải bao gói

Tổng quan về công nghiệp dệt

Công nghiệp dệt là một ngành đóng góp đáng kể cho nền kinh tế tại nhiều quốc gia, bao gồm cả các hoạt từ  phạm vi nhỏ đến  rộng lớn  trên toàn thế giới.  Trên phương diện đầu vào hoặc sản xuất và nhân công thì công nghiệp dệt là một trong các ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới.

Đặc điểm của gia công sản xuất dệt là sự tiêu thụ ở mức cao về nước, nhiên liệu và nhiều loại hóa chất khác nhau trong một chuỗi gia công dài, làm phát sinh một lượng đáng kể các chất thải. Các hoạt động thông thường với hiệu quả gia công thấp sẽ tạo ra sự lãng phí về cơ bản các nguồn tài nguyên và phá hủy nghiêm trọng môi trường. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến công nghiệp dệt là ô nhiễm nguồn nước mặt do phát thải các dòng chất lỏng chưa được xử lý. Phát thải môi trường không kém phần quan trọng là phát thải khí, đặc biệt từ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và tiếng ồn quá mức cho phép hoặc mùi cũng như an toàn nơi làm việc.

Ô nhiễm không khí:

khcn - cac tac dong moi truong cua cn det-anh1.jpgHầu hết các qui trình gia công trong các nhà máy dệt đều sản sinh ra khí thải. Các chất thải thể khí được xem như là vấn đề ô nhiễm môi trường lớn thứ hai (sau chất lượng dòng nước thải) trong công nghiệp dệt. Đặc biệt về lượng và loại ô nhiễm  không khí  thải ra từ các hoạt động  trong  ngành dệt  đã lan rộng nhưng nói chung, dữ liệu về phát thải khí cho các hoạt động sản xuất của ngành dệt chưa có đầy đủ. Ô nhiễm không khí là loại ô nhiễm khó nhất trong việc lấy mẫu, kiểm tra và định lượng trong mỗi lần đánh giá.

Các phát thải khí có thể được phân loại dựa trên bản chất của nguồn phát thải, cụ thể như sau:

Các nguồn điểm:

–          Các nồi hơi

–          Các loại lò

–          Các bể chứa

Khuyếch tán:

–          Dung môi hòa tan

–          Xử lý nước

–          Kho hàng

–          Các sự cố đổ tràn

Các nhà máy dệt thường tạo ra Ni – tơ và a xít sulphur từ các nồi hơi. Các nguồn phát thải khí đáng kể khác trong các hoạt động của ngành dệt bao gồm hoàn tất hồ, các hoạt động làm khô, in,  nhuộm, chuẩn bị vải và các nhà máy xử lý nước. Hydrocarbon thải ra từ các lò của phân xưởng nhuộm và từ các loại dầu vô cơ trong qui trình sấy khô/xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao. Các qui trình này có thể thải ra formaldehyde, a xít, chất làm mềm và các hợp chất dễ bay hơi khác.

Các chất dư còn lại từ công đoạn chuẩn bị xơ thỉng thoảng cũng gây ô nhiễm trong công đoạn gia nhiệt. Các chất dẫn và dung môi có thể được thải ra trong các hoạt động nhuộm phụ thuộc vào dạng gia công nhuộm được sử dụng và từ hoạt động của nhà máy xử lý nước thải. Các chất dẫn được sử dụng trong các mẻ nhuộm phân tán có thể làm bay hơi các hóa chất dạng nhũ tương trong nước tại các công đoạn giữ nhiệt. Axít acetic và formaldehyde là hai dạng bay hơi chính liên quan đến dệt. Các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trong công nghiệp dệt được tóm tắt trong bảng 2.

Bảng 2: Tóm tắt các dạng chất thải phát sinh trong sản xuất dệt

Gia công Nguồn Các chất ô nhiễm
Tạo năng lượng Phát thải từ nồi hơi Hạt bụi, nitrous oxides (Nox), sulfur dioxide (SO­2)
Phủ, làm khô, giữ nhiệt Phát thải từ lò nhiệt độ cao Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCS)
Các hoạt động kéo sợi, dệt từ xơ, sợi bông Phát thải từ công đoạn chuẩn bị, chải thô, chải kỹ, sản xuất vải Bụi
Hồ sợi Phát thải từ việc sử dụng các hợp chất hồ (các loại keo, PVA) Nitrgen oxide, sulphr oxide, carbon monoxide
Tẩy Phát sinh từ việc sử dụng các hợp chất chlorine Chlorine, chlorine dioxide
Nhuộm Nhuộm phân tán sử dụng chất dẫn, nhuộm sulphur, nhuộm aniline Các chất dẫn, H2S, hơi aniline
In Khí thải Hydrocarbon, ammonia
Hoàn tất Gia nhiệt hoàn tất hồ cho các loại vải tổng hợp Formaldehyde, các chất dẫn khối lượng phân tử thấp, các loại dầu bôi trơn
Lưu giữ hóa chất Phát thải từ các khó chứa hàng hóa và hóa chất Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)
Xử lý nước thải Phát thải từ các bể chứa và ống dẫn Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các khí độc

Ô nhiễm nước

khcn - cac tac dong moi truong cua cn det-anh2.jpgCông nghiệp dệt sử dụng một lượng lớn nước qua các hoạt động sản xuất, từ giặt xơ cho đến tấy, nhuộm và giặt hoàn tất sản phẩm. Trung bình, cần khoảng 200lít nước cho 1 kg vải (bảng 3). Phần lớn nước thải phát sinh cũng chứa nhiều loại hóa chất khác nhau mà đã được sử dụng qua các công đoạn gia công. Lượng nước thải này có thể phá hủy môi trường nếu không được xử lý thích hợp trước khi thải ra môi trường. Tất cả các công đoạn bao gồm gia công sản phẩm  dệt, gia công ướt tạo nên một lượng lớn  nước thải.

Tính chất độc hại cho môi trường sống dưới nước của nước thải công nghiệp dệt thay đổi rất nhiều tùy theo điều kiện sản xuất.  Các nguồn độc hại cho môi trường sống dưới nước có thể bao gồm: muối, chất hoạt động bề mặt, ion kim loại và  các phức kim loại của chúng, biôxit và các anion độc. Hầu hết các  thuốc nhuộm trong dệt đều có độ độc tính cho môi trường sống trong nước thấp. Mặt khác, các chất hoạt động bề mặt và các hợp chất liên quan, chẳng hạn như bột giặt, các chất nhũ hóa, các chất phân tán được sử dụng trong hầu hết các công đoạn của mỗi qui trình gia công và có thể là một nguồn quan trọng tạo độc tính cho môi trường sống dưới nước như  BOD và chất tạo bọt.

Bảng 3: Định mức nước trung bình cho các loại vải khác nhau:

Phạm vi gia công Định mức nước (m3/ 1 tấn nguyên liệu xơ dệt)
Nhỏ nhất Trung bình
Len 111 285
Dệt thoi 5 114
Dệt kim 20 84
Thảm 8.3 47
Sợi 3.3 100
Vải không dệt 2.5 40
Hoàn tất vải nỉ (felt) 33 213

Ô nhiễm chất thải rắn

Các chất thải rắn còn dư lại từ công nghiệp dệt không nguy hiểm. Các chất thải này bao gồm vải và sợi vụn, sợi và vải hỏng, phế bao gói. Còn có cả chất thải liên quan đến  kho và sản xuất sợi và dệt, chẳng hạn như  các thùng đựng hóa chất, ống giấy cuộn vải và các ống sợi cho nhuộm và dệt kim.  Phế thải từ gian cắt tạo ra một lượng lớn vải vụn, mà thông thường có thể được giảm đi bằng cách tăng cường việc tận dụng hiệu quả vải trong cắt may.

Bảng 4 tổng hợp các chất thải rắn liên quan tới các gia công sản xuất khác nhau trong ngành dệt

Nguồn Loại chất thải rắn
Các quá trình xử lý cơ học của bông và xơ tổng hợp
– Chuẩn bị sợi Xơ và sợi
– Dệt kim Xơ và sợi
– Dệt thoi Xơ, sợi và vải vun
Nhuộm và hoàn tất vải dệt thoi
– Hồ, rũ hồ, làm bóng, tấy, giặt và hoàn tất hoá học Vải vụn
– Hoàn tất cơ học Vụn xơ
– Nhuộm và/hoặc in Thùng thuốc nhuộm
– Nhuộm và/hoặc in (gắn với hoàn tất ) Thùng đựng hoá chất
Nhuộm và hoàn tất vải dệt kim vải vụn, thùng chứa hoá chất và thuốc nhuộm
Nhuộm và hoàn tất thảm
– Đâm cài sợi, rác
– viền biên vật liệu biên
– Làm mịn và xén lông bụi xơ
– Nhuộm, in và hoàn tất Thùng chứa hoá chất và thuốc nhuộm
Nhuộm và hoàn tất sợi và kho bãi sợi, thùng chứa hoá chất, thuốc nhuộm
Vải len
Nấu len chất bẩn, len, tạp thực vật, chất sáp
Nhuộm và hoàn tất vải len Vụn xơ, đường may, vải, xơ, thùng chứa hoá chất thuốc nhuộm
Xử lý nước thải Xơ, bùn thải và bùn được giữ lại
Đóng gói giấy, carton, tấm nhựa, dây
Xưởng sửa chữa Kim loại vụn, giẻ dính dầu
Domestic giấy, các dải băng, các chất thải  nói chung

Kết luận:

Sản xuất sạch hơn là một hướng đi hấp dẫn để ngăn chặn các vấn đề về môi trường liên quan đến sản xuất công nghiệp và hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp. Từ khi sản xuất sạch hơn  thành công  tại một số lĩnh vực trong ngành dệt, nó cho thấy việc tiết kiệm tài chính và cải thiện môi trường một cách đáng kể có thể được tạo ra bởi chi phí thấp  và sự can thiệp minh bạch. Điều này cải thiện chất lượng của sản phẩm  và giảm thiểu các chi phí sản xuất, làm cho nhãn hàng có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Hơn nữa, sản xuất sạch hơn còn cải thiện hình ảnh của công ty trong cộng đồng bằng cách làm nổi bật các hoạt động  mà công ty đã thực hiện để bảo vệ môi trường.

Vũ Hoàng Tú  (Theo The Indian Textile Journal)

Bài Viết Liên Quan