Bảng thông tin an toàn đối với hóa chất

bản thông tin an toàn hóa chất

bản thông tin an toàn hóa chất

Bảng thông tin an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet-MSDS) là văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Bảng chỉ dẫn này cung cấp thông tin tối thiểu cho người làm việc với hóa chất biết cách làm việc an toàn với hóa chất đó và cách xử lý cần thiết khi bị tiếp xúc với hoá chất.

Nội dung

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) bao gồm ít nhất các nội dung sau:

Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác, mã số CAS, RTEC…

  • Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ…
  • Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất ôxi hóa.
  • Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, như tác động đến mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc.
  • Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng.
  • Trang thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
  • Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
  • Ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố.
  • Các điều kiện lưu giữ, bảo quản hóa chất (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích…), điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Phương pháp xử lý chất thải chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy chữa cháy.
  • Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
  • Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
  • Các quy định về đóng gói, dán nhãn và vận chuyển.

Khi thông tin nào không được ghi trên bảng thông tin an toàn, nghĩa là hoá chất đó không gây ảnh hưởng về yếu tố không nhắc đến.

Áp dụng

Bảng thông tin an toàn phải báo cho người lao động biết về khả năng gây thương tổn tiềm ẩn trong tiếp xúc khi sản xuất và khi có sự cố.

MSDS chủ yếu được sử dụng trong sản xuất hay trong những nghề chuyên nghiệp có sử dụng hóa chất nguy hại ở nồng độ cao, hay tiếp xúc lâu dài với hoá chất. Bảng thông tin này không bắt buộc cho người dụng hoá chất dân dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Như trường hợp của chất tẩy rửa, bản thong tin an toàn cần thiết cho nhà sản xuất chất tẩy rửa, người lao động chuyên sử dụng chất tẩy rửa. Khi người dân sử dụng sản phẩm tẩy rửa hằng ngày, họ chỉ cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Khi có yếu tố nguy hại, nhà sản xuất cung cấp thông tin cụ thể trên sản phẩm tieu dụng dành cho người dân.

Nguồn Chemsafety

Bài Viết Liên Quan