Kiến thức thu được từ công trình nghiên cứu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm ra cách chế tạo những thiết bị chuyển đổi năng lượng mặt trời mới dựa trên các nguyên lý quang hợp. Các nhà khoa học đã tiến hành thao tác gen đối với protein thu ánh sáng ở tảo, biến đổi các tuyến liên lạc giữa carotenoids và chlorophylls, là các phân tử thu nhận ánh sáng của sinh vật này. Carotenoids thu hồi ánh sáng từ các phần khác nhau của phổ ánh sáng nhìn thấy còn chlorophylls, tăng cường năng lực quang hợp của sinh vật này.
Các nhà nghiên cứu đã có thể tách ra carotenoid cụ thể có vai trò chủ yếu chuyển năng lượng tới chlorophyll, trong một trật tự để cho quá trình quang hợp được thực hiện. Khi Frank bắt đầu nghiên cứu carotenoids trong những năm 1970, chúng không được nghĩ là có quan trò quan trọng trong quang hợp. Giờ đây, có hàng chục nhóm nghiên cứu về chúng và chúng được xem là những “anten thu ánh sáng hoàn hảo”, Birge nói.
Vai trò của Birge trong dự án là cung cấp tính toán lượng tử tiên tiến nhất. Các nhà nghiên cứu ở Đức đã xác định cấu trúc của protein này, các nhà khoa học ở Ôxtraylia và CH Séc cung cấp các mẫu protein và chuyên môn khác.
Frank đã dùng máy laser quang phổ cực nhanh để tìm hiểu cấu trúc này làm việc ra sao và các thành phần riêng lẻ trong protein này bắt ánh sáng và truyền năng lượng như thế nào.
Bằng cách nghiên cứu tự nhiên giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học và các kỹ sư có thể hiểu được cách bắt chước tự nhiên để thiết kế công nghệ năng lượng mặt trời. Trong khi các pin mặt trời hiệu suất cao nhất hiện nay chỉ đạt 40%, thì tự nhiên thuần túy đạt hiệu suất chuyển đổi từ 65 đến 100%, Birge nhận xét.
Nguồn: hoahocngaynay.com.vn