Phương pháp mới để xử lý khí CO2

Trước khi được lưu trữ dưới lòng đất, CO2 phát ra từ sản xuất năng lượng phải được tách khỏi các khí khác. Các phương pháp hiện nay đòi hỏi chi phí cao và sử dụng các sản phẩm hoá học. Một loại màng lọc mới đã được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Trondheim (Na-Uy) sáng tạo và đăng ký sáng chế quốc tế.

Loại màng này được làm từ chất dẻo plastic, và chế tạo bằng công nghệ nano. Nó cho phép tách CO2 một cách hiệu quả, ít tốn kém và không hại cho môi trường. Nó có thể được sử dụng để tách CO2 khỏi các chất khí khác, hàm lượng CO2 càng cao thì hiệu quả càng cao. Giáo sư May-Britt Hägg

Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết màng lọc có tác dụng tách các phân tử khí. Nhờ lớp màng này, trong quá trình lọc, khí bicarbonate (HCO3 ) được hình thành từ các phân tử CO2 và nước có thể thấm qua màng lọc nhanh chóng. Theo cách này thì chỉ CO2 được giải phóng trong khi các khí khác được màng lọc giữ lại.

Trường Đại học Trondheim vừa liên kết được với một liên minh gồm 26 cơ quan và doanh nghiệp ở châu Âu để triển khai một dự án có tên NanoGloWa (Màng lọc nano chống lại sự nóng lên toàn cầu). Consortium này đã nhận được 13 triệu euro để phát triển các màng này. Giáo sư May-Britt Hägg khẳng định: Mục đích là của dự án thử nghiệm công nghệ mới này tại 4 nhà máy điện lớn ở châu Âu trong 5 năm tới.

Hoahocngaynay.com

Nguồn Science

Bài Viết Liên Quan